Độ ẩm bên trong máy ấp trứng là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển của phôi cũng như tỷ lệ nở của trứng. Thành phần nước bên trong trứng cần bay hơi trong quá trình ấp, nếu bay hơi quá nhiều thì gà con khi nở ra sẽ nhỏ hơn so với bình thường, còn nếu bốc hơi không đủ thì gà con sẽ to hơn bình thường. Cả hai trường hợp này đều ảnh hưởng đến chất lượng sức khỏe và con bị yếu sau khi nở. Đó cũng chính là lý do vì sao trong quá trình ấp cần cung cấp một độ ẩm thích hợp để phôi có thể phát triển bình thường.
Mục Lục
Vai trò của độ ẩm trong quá trình ấp trứng bằng máy ấp
Độ ẩm trong ấp trứng làm chức năng nhiệm vụ là làm mát cho trứng khi ấp ở nhiệt độ cao, giúp cho trứng không bị khô, nóng , tránh được các tình trạng ung trứng, chết phôi, gà nở sớm và yếu ớt.Độ ẩm cần thiết cho trứng cần duy trì ở mức 55-70% trong khi ấp, trứng ấp càng nhiều ngày tuổi thì nhiệt độ của trứng càng cao, trứng cần hạ nhiệt nên cần cung cấp độ ẩm cao hơn. Do đó bà con phải theo dõi và tăng cường độ ẩm cho trứng vào gần những ngày trứng nở.
Vì sao độ ẩm rất quan trọng khi ấp trứng bằng máy ấp? Bình thường, khi ở môi trường bên ngoài và ấp bằng phương pháp truyền thống( gà, vịt, ngan… mẹ ấp trứng) thì trứng được cung cấp độ ẩm tự nhiên có trong không khí và độ ẩm từ cơ thể bố mẹ giúp trứng dịu nhiệt và không bị khô.
Tuy nhiên, khi chúng ta thực hiện kỹ thuật ấp trứng bằng máy ấp thì môi trường bên trong máy bị cách ly hoàn toàn với môi trường nên trứng không hề có khả năng tiếp cận với hơi ẩm tự nhiên, cộng thêm nhiệt độ ấp cao, môi trường ít thông thoáng sẽ khiến nguy cơ khô trứng, chết phôi trầm trọng hơn. Đó là lí do mà việc cung cấp độ ẩm cho máy ấp trứng là tuyệt đối quan trọng.
Ảnh hưởng của độ ẩm trong máy ấp trứng
Độ ẩm cao
Trong 5-6 ngày ấp đầu tiên, độ ẩm cao không gây ảnh hưởng xấu tới sự phát triển của phôi. Sau 6 ngày ấp nếu độ ẩm cao sẽ làm giảm sự phát triển của màng niệu nang. Khi soi trứng trước khi nở sẽ thấy sự phát triển của phôi chậm đi rất nhiều, phôi nhỏ, buồng khí nhỏ.
Nếu độ ẩm cao, gà sẽ nở chậm từ một đến một vài ngày. Quá trình nở kéo dài và không đồng đều. Ngay khi gà mổ vỏ, chất lỏng còn thừa ở khoang niệu nang sẽ quánh và khô nhanh, bịt ngay lỗ mổ vỏ làm phôi chết ngạt. Khi độ ẩm cao phôi yếu nên phần lớn gà nở ra sẽ bị yếu, ít hoạt động. Lông gà bị bết dính đặc biệt là ở phần rốn và hậu môn.Gà con bụng to, nặng và có thể mềm do túi lòng đỏ trong bụng còn rất lớn và chứa lòng đỏ loãng.
Độ ẩm thấp
Độ ẩm thấp trong những ngày đầu tiên làm trứng bị bay hơi mất nhiều nước, tỷ lệ phôi chết sớm cao. Ẩm độ thấp làm cho lớp màng niệu nang lớn nhanh và khép kín sớm. Quá trình mổ vỏ và nở diễn ra sớm hơn bình thường.
Dấu hiệu đặc trưng của độ ẩm thấp là màng vỏ khô và dai. Khi gà mổ vỏ ra ngoài các mảnh vỏ vỡ và rơi ra. Màng vỏ không đứt, gà con không thể tách vỏ và ra ngoài được. Quá trình nở bị khô vì màng niệu nang còn ít chất lỏng, vì thế phôi cử động rất khó khăn, hơn nữa lông của gà con bị khô khi chưa ra ngoài, lông dính vào vỏ, làm cho gà con không thể cử động được trong trứng để mổ vỏ chỗ khác.
Độ ẩm trong máy ấp trứng phù hợp cho từng giai đoạn ấp
- Giai đoạn đầu: từ ngày 1-10 là 50-60%
- Giai đoạn giữa: từ ngày 11-17 là 60-70%
- Giai đoạn nở: từ ngày 18- khi nở hết là 70-75%
Các loại máy ấp trứng hiện đại ngày nay luôn được thiết kế bộ phận tạo ẩm thích hợp. Nó đảm bảo cung cấp độ ẩm tạo môi trường thuận lợi cho trứng phát triển. Tùy theo kích thước cũng như đặc điểm cấu tạo từng loại máy. Mà sẽ có các thiết bị tạo ẩm như khay nước, thiết bị phun ẩm, máy phun sương… Nên bà con cần chú ý và sử dụng hiệu quả chức năng này của máy. Để đảm bảo đủ độ ẩm cần thiết trong thời gian ấp trứng nhé.
Cảm ơn bạn đọc đã quan tâm theo dõi bài viết của chúng tôi.