Ngành công nghiệp nuôi tôm trên thế giới nói chung cũng như Việt Nam nói riêng đang phát triển rất nhanh chóng. Cùng với việc mở rộng quy mô sản xuất thủy sản, mức độ thâm canh hóa ngày càng được nâng cao, là sự xuất hiện ngày càng nhiều mầm bệnh nguy hiểm đe dọa đến sự phát triển một cách bền vững của ngành công nghiệp nuôi tôm và gây thiệt hại nghiêm trọng về mặt kinh tế. Một trong những bệnh thường gặp ở tôm và gây tổn thất nặng nề nhất là các bệnh do vi khuẩn dạng sợi Leucithrix sp gây ra.
Mục Lục
Nguyên nhân gây bệnh
Nguyên nhân của bệnh do Leucithrix sp gây ra mà phát triển mạnh ở vùng nhiều chất hữu cơ và vô cơ (Phosphate, Nitrate). Bệnh xuất hiện ở tất cả các giai đoạn của tôm, có cả nước mặn, lợ, ngọt. Với rất nhiều nguyên nhân khác nhau về mặt tự nhiên, giống, môi trường cũng là những yếu tố khiến tôm bị vi khuẩn Leucithrix sp sâm nhập.
Vi khuẩn dạng sợi này phát triển trên các lông của phụ bộ; mang và bề mặt cơ thể của tôm. Ở trứng bệnh nặng sẽ thấy vi khuẩn dạng sợi bao bọc trên trứng cản trở sự hô hấp, không nở được. Ở ấu trùng vi khuẩn dạng sợi có thể làm cản trở lột xác và các hoạt động khác.
Các vi khuẩn dạng sợi là vi khuẩn Leucithrix sp chỉ có giai đoạn tế bào dinh dưỡng; chúng không hình thành quả thể và không hình thành bào tử. Chúng là vi sinh vật hoại sinh sống tự do trong nước biển và cửa sông. Chúng có thể bám trên bề mặt ngoài của nhiều sinh vật thủy sinh. Chúng có khả năng phân giải xenlulose và kitin cũng như nhiều hợp chất hữu cơ khác.
Dấu hiệu nhận biết bệnh
Khi bị nhiễm vi khuẩn dạng sợi ở cường độ thấp không thể hiện bệnh lý. Nhưng khi nhiễm ở cường độ cao, bao phủ trên phần phụ; bề mặt cơ thể và mang thể hiện những dấu hiệu sau: Lờ đờ, kém ăn, bẩn mình, mang tôm chuyển từ màu trắng ngà sang màu vàng hay màu đen do xác tảo; mảnh vụn hữu cơ bị giữ lại ở các thể sợi của vi khuẩn, ảnh hưởng đến hoạt động hô hấp vận động, bắt mồi. Tôm bị nhiễm nặng thường dạt bờ, chết rải rác.
Bệnh nặng mang chuyển màu từ vàng sang xanh hoặc nâu tùy theo màu nước ao và chất lơ lửng dính vào tia mang. Nếu phát hiện sớm có thể trị bệnh có hiệu quả; bị nhiễm vi khuẩn Leucithrix sp nặng tôm chết đồng loạt. Trị bệnh bằng Sunfat đồng (CuSO4) trong 24h. Để phòng bệnh nguồn dinh dưỡng phải đảm bảo; cần giữ môi trường nuôi tốt, có hàm lượng oxy hòa tan cao và ít chất hữu cơ.
Ở giai đoạn tôm lớn hơn trong ao nuôi thương phẩm; cũng có thể xuất hiện các dấu hiệu bệnh lý do nhiễm khuẩn dạng sợi. Khi tôm bị bệnh, trên thân và trên mang tôm thường rất bẩn; màu sắc cơ thể thay đổi tùy theo loại sinh vật hay vật chất vướn vào các thể sợi của vi khuẩn dạng sợi; làm mang và cơ thể tôm bẩn, đổi màu. Tôm bệnh nặng thường nổi đầu, vào bờ và chết rải rác.
Tìm hiểu thêm các thông tin về thú y.