Vi khuẩn gây bệnh cho cá lóc là Aeromonas hydrophila. Cá con thường dễ nhiễm bệnh hơn cá trưởng thành. Bệnh này có thể gây chết 80% số lượng cá trong ao và bể ương. Cá bị bệnh, da thường có màu sẫm lại, lan ra vùng bụng và các phần khác trên cơ thể, xuất hiện từng mảng đỏ trên thân, đuôi và vây thì có hiện tượng bị hoại tử, có các khối u trên bề mặt cơ thể cá lóc, vẩy dễ rơi rụng, mắt phù và mờ đục, xoang bụng cũng có chứa dịch, nội tạng bị hoại tử.
Mục Lục
Bệnh nhiễm khuẩn huyết ở cá lóc bông
Da cá bị bệnh có màu sẫm lại, lan ra vùng bụng và các phần khác trên cơ thể, xuất hiện từng mảng đỏ trên thân, đuôi và vây bị hoại tử, có các khối u trên bề mặt cơ thể, vẩy dễ rơi rụng, mắt phù và mờ đục, xoang bụng chứa dịch, nội tạng bị hoại tử. Tỷ lệ chết rất cao khi cá bị sốc và thiếu dinh dưỡng.
Bệnh nhiễm trùng ở động vật thuỷ sản thường biểu hiện ở các dạng khác nhau:
– Hoại tử da và cơ: Đốm đỏ xuất huyết.
– Vây bị phá huỷ: Gốc vây xuất huyết, tia rách nát và cụt dần.
– Vẩy dựng (rộp) và bong ra, da xuất huyết.
– Xoang bụng sưng to, các cơ quan nội tạng bị xuất huyết và viêm nhũn (dịch hoá), ruột viêm và chứa đầy hơi.
Dấu hiệu của bệnh
Dấu hiệu đầu tiên là cá kém ăn hoặc bỏ ăn, nổi lờ đờ trên tầng mặt. Da cá thường đổi màu tối không có ánh bạc, cá mất nhớt, khô ráp. Xuất hiện các đốm xuất huyết màu đỏ trên thân, các gốc vây, quanh miệng, râu xuất huyết hoặc bạc trắng. Xuất hiện các vết loét ăn sâu vào cơ, có mùi hôi thối, trên vết loét thường có nấm và ký sinh trùng ký sinh. Mắt lồi đục, hậu môn viêm xuất huyết, bụng có thể chướng to, các vây xơ rách, tia vây cụt dần.
Giải phẫu nội tạng: Xoang bụng xuất huyết, mô mỡ cá xuất huyết nặng. Gan tái nhợt, mật sưng to, thận sưng, ruột, dạ dày, tuyến sinh dục, bóng hơi đều xuất huyết. Có trường hợp cá 2 đoạn ruột lồng vào nhau. Xoang bụng có chứa nhiều dịch nhờn mùi hôi thối.
– Cá trê giống bị bệnh thường tách đàn và “treo râu” đầu hướng lên trên vuông góc với mặt nước.
– Có hiện tượng da mất hết nhớt gọi bệnh “tuột nhớt”.
-Xuất hiện các vết loét xuất huyết, không có hình dạng nhất định ở xung quanh và trên mai lưng; phần bụng; các chân có thể cụt hết móng. Bệnh nặng cơ thể cá mềm nhũn hoạt động chậm chạp, khi lật ngửa ba ba không tự lật sấp lại được. Cá ít ăn hoặc bỏ ăn, sau 1-2 tuần chúng bò lên cạn và chết, tỷ lệ chết tới 30-40%. Giải phẫu phổi, gan, thận có màu đen.
Biện pháp điều trị
Chú ý, không nuôi cá với mật độ quá cao, tránh không để cho cá bị sây sát khi kéo lưới kiểm tra, giữ môi trường nuôi không bị nhiễm do dư thừa thức ăn và từ các nguồn nước thải khác…Dùng VINADIN 600 hoặc VINA AQUA với liều 1 lít/ 5.000 m3 nước diệt khuẩn định kỳ 15 ngày/ lần.
Dùng một trong các loại kháng sinh trộn vào thức ăn với liều lượng sau:
+ CATOM: 100 g/ 500 kg thể trọng cá, liên tục trong 7 ngày.
+ VINA ROMET: 100 g / 500 kg thể trọng cá, cho ăn 7 – 10 ngày.
Trong thời gian dùng thuốc trị bệnh tăng cường Vitamin C Antistress vàVina Premix cá trộn vào thức ăn, liều lượng 3g /kg thức ăn. Cải thiện chất lượng nước bằng ENZYM BIOSUB định kỳ 10 ngày 1 lần với liều 1 kg / 5.000 m3 nước.
Tìm hiểu thêm các thông tin có liên quan về các bệnh ở thuỷ sản nhé!