Chăm sóc gà chọi đúng cách mới có thể cho bạn một chiến kê thực thụ. Giai đoạn gà chọi dưới 6 tháng tuổi cần được chăm sóc tỉ mỉ bậc nhất. Sau đó, từ 6 đến 12 tháng tuổi cũng là lúc gà chọi còn khá yếu. Lúc này cũng rất cần sự chăm sóc kỹ lưỡng để gà tăng trưởng tốt, mạnh khoẻ. Bạn đã biết cách chăm sóc gà chọi trong giai đoạn 6 đến 12 tháng tuổi thế nào là hiệu quả nhất chưa? Trong bài viết này mình sẽ chia sẻ với các bạn một cách tường tận nhất. Cùng xem qua nhé.
Mục Lục
Cách nuôi gà chọi tơ 6 tháng tuổi
Gà chọi tơ từ 6 đến 1 năm tuổi là giai đoạn rất quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng của gà chiến. Mỗi một sư kê lại có một cách nuôi gà đá tơ khác nhau. Mỗi cách đều đã được kiểm nghiệm theo thực tế nên hoàn toàn đảm bảo được độ hiệu quả. Nhưng cách nuôi gà chọi tơ sau đây được đánh giá là cách khoa học nhất hiện tại. Ở kỹ thuật nuôi gà đá tơ này, chúng ta sẽ chia làm hai giai đoạn chăm sóc đó là: Gà chọi tơ 6 tháng tuổi và 8 tháng tuổi.
Ở độ tuổi 6 tháng, gà đá tơ bắt đầu tập gáy. Lúc này gà sẽ có xu hướng phân đàn, rất máu chiến. Do đó, chúng ta nên tách riêng mỗi con một chỗ để tránh trường hợp chúng đánh nhau dẫn đến hỏng gà.
Thức ăn cho gà đá tơ 6 tháng tuổi
Ở giai đoạn này, gà tơ đang đà thay lông và trưởng thành. Rất cần được bổ sung dinh dưỡng để có thể phát triển một cách tốt nhất. Ta nên cho gà ăn chia làm 4 bữa để đảm bảo dinh dưỡng cung cấp cho gà là đầy đủ. Cụ thể:
- Sáng (khoảng 8h): Cho gà ăn thóc
- Trưa (khoảng 12h): Cho gà ăn rau hoặc mồi (rRau và mồi xen kẽ nhau)
- Chiều (khoảng 4h): Tiếp tục cho gà ăn thóc
- Tối (khoảng 8h): Cho gà ăn thêm ít thóc bữa cuối ngày
Nước uống cho gà phải được thay thường xuyên mỗi ngày.
Chú ý
Lượng thức ăn cho gà ăn mỗi bữa nên cho vừa đủ, tránh trường hợp dư thừa để đến bữa sau. Như vậy vừa mất vệ sinh, cộng thêm việc gà đá tơ sẽ có hiện tượng chán ăn. Tốt nhất, chỉ nên cho gà ăn 3/4 bầu diều. Nếu các bạn tuân thủ chế độ ăn uống hợp lý, khoa học thì chỉ sau 3 – 4 tuần là gà sẽ xong lông. Gà sẽ rất chắc và có thể đưa vào giai đoạn vần vỗ.
Cách chăm sóc gà chọi tơ 8 tháng tuổi
Khi gà đạt 8 tháng tuổi là lúc vừa khô lông. Ta đem gà mở mỏ, chấm chân và cắt tai tích cho gà.
Cắt tai tích
Việc cắt tai tích ta cần phải làm một cách cẩn thận, tránh gây nhiễm trùng gà. Ta dùng dao, kéo đã được vệ sinh sạch sẽ để thao tác. Sau đó, các bạn khâu lại cho gà và bôi nhọ nồi để cầm máu nếu thấy cần thiết. Sau khi cắt tai tích khoảng 20 – 30 ngày là gà lành hoàn toàn và có thể vào chế độ gà chiến. Lưu ý, thời gian cắt tai tích tốt nhất là ngay sau khi vần mở mỏ. Việc cắt tai tích cần phải cắt sạch không được bỏ sót.
Tỉa lông cho gà
Sau khi cắt tai tích, tỉa lông là công việc rất cần thiết. Vừa giúp gà tiện khi chiến đấu, om chườm lại để gà trông có tướng hơn hẳn. Tiến hành như sau:
- Ta chỉ bắt đầu cắt tỉa lông cho gà khi thấy chân lông cườm (lông chạy dọc cổ gà) đã khô nhỏ lại. Chú ý không được nhổ lông. Vì như thế gà con sẽ mọc lại lông trông rất nham nhở.
- Tỉa lông đầu, cổ: Tỉa từ đốt xương cổ đầu tiên đến lông cườm cuối cùng. Thường thì không nên hớt những lông nhỏ mọc trên đỉnh sọ và mọc dài xuống tới chân sọ (nơi giáp với xương cổ) mà chỉ bắt đầu tỉa lông từ đốt xương cổ đầu tiên trở xuống. Hớt lông gáy và hai bên xuống cho đến sợi giây chằng dính vào lưng (gà cổ đôi) hay cuối cần cổ.
- Tỉa lông nách và hông: Tỉa lông chạy dài từ nách cho tới phao câu. Lông mã và lông trên lưng không tỉa. Nếu lấy chỗ xương hông nhô ra làm chuẩn thì đó là đường mực tưởng tượng chạy dài từ trong nách xuống đến phao câu gà để theo đó mà tỉa lông cho gọn và đẹp.
- Tỉa lông đùi: Tỉa lông bên trong đùi non tiếp giáp với hông (chỉ giữ lại tầm 5 – 6 cm tính từ gối lên). Phía trước của đùi cũng được tỉa cho gọn. Riêng phần đùi non, phía trong của đùi gà có thể tỉa cả phần lông bao quanh gối để cho sư kê dễ vuốt khăn nước và phun hậu.
- Tỉa lông bụng gà: Tỉa lông từ sau đùi đến phao câu.
Chú ý
Một số sư kê cẩn thận cho rằng nơi gần hậu môn gà phải để lại chùm lông khoảng chừng 5 hay 6 cái như lá chắn không cho gà bị gió độc nhập vào trong mình qua cửa hậu. Sau giai đoạn cắt tai tích và tỉa lông cho gà xong. Chú gà của bạn không còn là gà tơ nữa rồi. Ta có thể chuyển sang chế độ vần vỗ và om chườm.
Trên đây là cách nuôi gà đá tơ khoa học và hiệu quả nhất mà chúng tôi tìm hiểu được. Hy vọng với cách nuôi gà chọi tơ này, các bạn sẽ có thật nhiều chiến kê đẳng cấp. Cảm ơn bạn đã xem bài viết. Bạn có thể xem thêm nhiều cách chăm sóc gà chọi tại đây.