Gà lai chọi tía không phải giống gà chọi thuần chủng. Thế nhưng với mục đích đá gà vui chơi thì nhiều người vẫn thích nuôi gà chọi lai tía. Nhìn chung gà chọi lai tía khá dễ nuôi tương tự như gà chọi lai đen. Bạn có muốn tìm hiểu thêm về đặc điểm của giống gà này không? Trong bài viết này mình sẽ chia sẻ đặc tính của gà chọi lai tía. Bên cạnh đó mình cũng sẽ nói thêm về cách chăm sóc loại gà chọi lai này. Bạn cùng xem qua để nuôi gà lai chọi tía tốt nhất nhé.
Mục Lục
Đặc điểm của gà lai chọi sọc bóc trứng
Giống gà chọi lai tía có với tỷ lệ máu chọi khoảng 50%, bố là gà chọi thuần. Ngoại hình 90% lông tía đỏ, chân vàng – xanh – đốm xanh; mỏ vàng, da vàng. Giống này chịu tốt mọi điều kiện thời tiết, tỷ lệ sống cao, dễ nuôi, nhanh lớn. Thời gian nuôi khoảng 4 tháng, thức ăn tận dụng nguồn tại địa phương tiết kiệm chi phí. Đầu ra ổn định, người tiêu dùng đánh giá rất cao sức đá lẫn chất lượng thịt của giống gà này. Nó có đặc điểm như sau:
– Bố chọi lai mẹ lương phượng
– Tỷ lệ máu chọi 50%
– Màu lông( trống + mái) màu lông đỏ tía
– 4 tháng: trống 3kg, mái 2.5kg
– Mào: chọi 2 máu tỷ lệ mào nụ 70%, chọi 3 máu tỷ lệ mào nụ 40 -50%.
Chế độ ăn của gà chọi lai tía
Tuyệt đối không cho gà chọi ăn uống linh tinh. Thức ăn chủ yếu là ngũ cốc (thóc, ngô), cho ăn thóc tẻ sẽ tốt hơn vì ngô có thành phần chất béo cao hơn thóc sẽ làm cho gà tích mỡ. Mỗi lần cho ăn chừng 3/4 diều, cách 2 ngày ta bổ sung thêm mồi hoặc rau quả vào buổi trưa.
Tùy vào thể trạng con gà, cho ăn làm sao tới bữa kế tiếp sờ tay vào bầu diều ta thấy gà đã tiêu hóa hết. Nhờ chế độ cho ăn hợp lý, gà phát triển bình thường, không gầy, không béo tích mỡ để có thể lực tốt nhất. Muốn có một chú gà chọi hay đòi hỏi người nuôi phải đầu tư thời gian, bởi việc cho gà ăn đúng chế độ tưởng chừng đơn giản nhưng không dễ chút nào. Đối với gà vào chế độ chiến, ngoài việc cho ăn đúng kỹ thuật còn phải tiến hành vần vỗ, om bóp thường xuyên giúp gà đạt thể lực và sức chịu đòn tốt nhất.
Cách tỉa lông
Đối với những loại gà có nhiều lông và cần tỉa thì các bạn có thể tỉa như sau:
- Lông đầu thường được tỉa và hớt sát để các sư kê dễ bề mổ xẻ hút máu bầm và khâu vá. Ngoài ra, sự tỉa hớt cũng giúp cho gà không bị gà đối phương núm lông để đá.
- Lông ở cổ và đùi gà nòi thường được hớt để vô nghệ và thuốc cho da gà dày dạn chịu được những cú đá hay cào (bằng móng) của gà đối phương vào những phần dễ bị trúng đòn như cổ, đầu, đùi và ngực. Gà còn được tắm nghệ để teo mỡ.
- Lông tơ mọc dưới cánh bên trong nách gà và hai phía bên hông cũng như dưới bụng gà cũng cần tỉa hớt. Khi ra trận gà được hớt lông tơ mềm để sư kê dễ dàng trong lúc lau rửa làm gà mát gà, hơn nữa sẽ không làm gà thấm nước vào lông khó bay nhảy trong lúc thi đấu.
- Lông ngực thường được giữ nguyên không cắt tỉa.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết. Bạn có thể xem thêm nhiều cách chăm sóc gà chọi tại đây.