Có thể bạn cũng biết rằng bệnh viêm ruột hoại tử ở gà là một trong những bệnh nguy hiểm ở gà. Thậm chí, nó còn đe dọa đến sự sống còn của cả đàn gà. Ngay cả những trang trại lớn nếu không phát hiện kịp thời cũng rất dễ bị chết hàng loạt. Điều đáng nói, bệnh này có những biểu hiện rất giống với các bệnh đơn giản thông thường của gà. Kết quả gà tử vong vì căn bệnh này là cực kỳ cao. Qua tìm hiểu, chúng tôi đã thu thập được những thông tin chi tiết về nguyên nhân, triệu chứng cũng như kỹ thuật phòng trị bệnh này trên đàn gà. Biết được những điều này, chắc chắn bạn sẽ phòng tránh được bệnh cũng như chữa khỏi bệnh nhanh chóng, giảm thiểu thiệt hại nhất.
Mục Lục
Tìm hiểu về nguyên nhân của bệnh viêm ruột hoại tử ở gà
Viêm ruột hoại tử ở gà gây ra bởi vi khuẩn có tên khoa học là Clostridium perfringens (viết tắt CP). Chúng thường xuất hiện tại những trang trại chăn nuôi gà quy mô lớn. Loại vi khuẩn CP này sinh trưởng mạnh mẽ khi đột ngột thay đổi hàm lượng thức ăn hoặc phần niêm mạc ruột của gia cầm bị tổn thương (gây ra bởi việc nước uống hoặc lương thực bị ẩm, mốc, chứa ký sinh trùng gây bệnh).
Trong cơ thể gà luôn có sẵn vi khuẩn CP. Tuy nhiên nếu sức đề kháng của gia cầm đủ tốt thì Clostridium perfringens sẽ không thể tăng lên. Nếu gặp điều kiện thuận lợi (hai trường hợp đã đề cập) thì chúng nhân rộng với tốc độ chóng mặt. Khi đó sẽ vô cùng khó khăn trong việc kiểm soát được bệnh.
Ngoài tự nhiên Clostridium perfringens có nhiều ở đất, rác, đệm lót chuồng hay chất thải của gà. Nhiệt độ phù hợp nhất cho sự phát triển của vi khuẩn đó là 40 đến 45 độ C và chỉ số pH từ 6 đến 7.
Độ tuổi nào ở gà dễ nhiễm bệnh hoại tử đường ruột nhất?
Gà nuôi thả vườn là đối tượng tấn công chủ yếu của vi khuẩn gây bệnh viêm ruột hoại tử ở gà. Lý do là bởi nền đất là nơi thích hợp đẻ loại vi khuẩn này ẩn ấp. Hơn nữa chất thải ngấm vào đất khó bị xử lý, gây ô nhiễm là cơ hội để Clostridium perfringens phát triển. Độ tuổi của gà dễ gặp phải bênh hoại tử đường ruột là khi đạt từ 2 đến 5 tuần. Đặc biệt trong vòng 16 ngày đầu tiên phải hết sức lưu ý do khả năng đề kháng còn yếu. Đôi lúc cũng có thể thấy những con gà ở tuần tuổi thứ 11 nhiễm bệnh.
Theo các nhà khoa học, cầu trùng là đối tượng chính khiến viêm hoại tử ruột xảy ra. Gà bị căng thẳng, buồn chán do không thoả mãn được các tập tính tự nhiên. Khối lượng và thành phần thức ăn bị thay đổi đột ngột. Đệm lót sinh học hay chất thải của gà không được dọn dẹp gây mất vệ sinh. Hay những yếu tố khách quan như việc thay đổi thời tiết,…cũng là nguyên nhân khiến dịch bệnh phát sinh.
Thông tin về triệu chứng của bệnh viêm ruột hoại tử ở gà
- Gà mắc bệnh thì di chuyển chậm chạp, lù rù, cánh xệ, lông xơ xác.
- Phân lỏng, thậm chí xuất huyết ở hậu môn.
- Trọng lượng giảm do mất nước.
- Khi bệnh phát ra ngoài thì gà sẽ chết rất nhanh chỉ trong vòng từ 1 đến 2 giờ với tỷ lệ lên tới 50%.
Khi sống được thì đường ruột của cá thể mắc bệnh viêm ruột hoại tử ở gà cũng bị tổn thương nghiêm trọng khiến việc chuyển hoá thức ăn sau này gặp khó khăn. Đối với gà mái thì buồng trứng bị mất đi chức năng làm khả năng sinh sản bị giảm đi đáng kể.
Phương pháp điều trị bệnh viêm ruột hoại tử trên gà
Hiện nay chưa có thuốc đặc trị viêm ruột hoại tử ở gà. Vì vậy, khi gà nhiễm bệnh thì người nông dân sử dụng thuốc BIO-BMD có thành phần kháng sinh bacitracin. Đây là chế phẩm chuyên dùng để tiêu diệt vi khuẩn Clostridium perfringens có trong đường ruột của gà.
Cách thức pha chế như sau: Sử dụng 1g BIO-BMD hoà tan trong 2 lít nước sạch cho gà uống. Có thể trộn đều với 20kg thức ăn /1g thuốc. Cho gà dùng BIO-BMD trong thời gian từ 5 đến 7 ngày.
Người nuôi có thể tham khảo một số phác đồ điều trị sau:
– Phác đồ 1: Trộn LINCO 25% vào thức ăn theo liều 1 g/4 lít nước uống tương đương 1 g/15 – 20 kg thể trọng kết hợp bổ trợ bù nước và điện giải bằng điện giải Gluco K-C 2 g/lít nước tương đương 100 g/50 kg thức ăn trong 3 – 5 ngày.
– Phác đồ 2: Trộn CHLOTETRA liều 1 g/4 – 6 kg thể trọng vào thức ăn hoặc hòa nước uống 1 g/ 1 lít nước uống kết hợp hòa Gluco K-C 2 g/lít nước trong 3 – 5 ngày.
– Phác đồ 3: Trộn SULFATRIMIX vào thức ăn 1 g/2 lít nước uống, tương đương 3 – 4 kg thể trọng kết hợp Gluco K-C liều 2 g/lít nước uống tương đương 1 g/6 – 8 kg thể trọng.
Chia sẻ các phương pháp phòng bệnh viêm ruột hoại tử ở gà
Phòng bệnh hoại tử đường ruột có hai cách như sau:
Phương pháp không sử dụng thuốc kháng sinh
– Vệ sinh sạch sẽ chuồng trại, thức ăn, nước uống.
– Tăng cường sức đề kháng cho gà bằng cách thường xuyên bổ sung các vitamin, axit amin, khoáng… cần thiết. Nâng cao sức đề kháng của gia cầm, hạn chế stress, chống nắng nóng bằng cách hòa nước điện giải Gluco K-C, vitamin.
– Bổ sung các loại thực phẩm có thành phần probiotic hay chứa các loại enzyme giúp hệ tiêu hoá hoạt động hiệu quả hơn. Ví dụ: BIO-BACIMAX hay BIO-ENZYME. Sử dụng các dung dịch BIO-DICLACOC 1% và BIO-ANTICOC hoà tan trong nước uống để phòng bệnh cầu trùng, nguyên nhân chính khiến đường ruột của gà bị tổn thương.
– Không nên cho gà ăn những thức ăn có kích thước hạt khác có độ đồng đều không cao, thức ăn bị nhiễm nấm mốc và sản sinh độc tố. Đặc biệt, hạn chế thay đổi khẩu phần ăn và phương thức cho ăn đột ngột.
– Khi nuôi phải tuân thủ quy trình an toàn sinh học, diệt cầu trùng khi 3 – 5 ngày tuổi.
Phương pháp có sử dụng thuốc kháng sinh
Trong các giai đoạn mà thời tiết thay đổi (từ nóng sang lạnh, khô hạn sang mưa) và khi thay đổi hàm lượng thức ăn để bước vào giai đoạn phát triển mới thì nên cho gà uống thuốc kháng sinh để phòng bệnh viêm ruột hoại tử. Cho gà uống thuốc BIO-BMD trong thời gian 3 đến 4 ngày. Liều dùng là 1g/8 lít nước uống hoặc trộn đều với 4kg lương thực.
Bệnh viêm ruột hoại tử ở gà có những biến chứng hết sức phức tạp. Hy vọng bài viết đã cung cấp những thông tin hữu ích về cách phòng chống và điều trị căn bệnh này cho gà. Chúc bà con nông dân sẽ có thật nhiều thành quả trong quá trình sản xuất nông nghiệp của mình!