Cá song là đối tượng hiện nay đang được nuôi khá phổ biến ở vùng ven biển miền Bắc nước ta. Với hàm lượng dinh dưỡng cao, cá song được nhiều người yêu thích là quy mô nuôi loại cá này cũng ngày càng cao hơn. Tuy nhiên, do môi trường nuôi hiện nay ngày càng ô nhiễm nên bệnh dịch thường xuyên xảy ra, làm giảm năng suất nuôi cá song đáng kể. Các bệnh này thường gây ra tỷ lệ chết cá rất cao, làm thiệt hại kinh tế lớn cho người nuôi. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết về các bệnh cũng như cách điều trị các bệnh phổ biến nhất trên cá song cùng gtereads.com nhé!
Mục Lục
Cá song là loại cá gì?
Cá song là gì? Cá song hay còn gọi là cá mú là loại thực phẩm bổ dưỡng được chế biến thành nhiều món ăn ngon góp phần tạo nên sự đa dạng của thế giới ẩm thực. Đây là tên gọi chỉ chung cho các loại cá của chi cá của phân họ Epinephelinae thuộc họ cá mú trong bộ cá vược (Perciformes).
Bên cạnh đó, tên gọi cá mú còn dành cho những chi cá nhỏ hơn như Anyperidon, Cromileptes, Dermatolepis, Gracila, Saloptia, và Triso. Nhiều người còn dùng tên gọi cá mú để chỉ các loại cá trong chi Plectropomus sống ở dọc bờ biển Plectropomus. Thế nhưng, tên gọi loài cá song được phần đông người đồng tình dùng cho họ cá Epinephelinae.
Các bệnh thường gặp ở cá song
Bệnh VNN trên cá song
Thường gặp là hội chứng VNN (Viral Neutral Necropsis) Đây là loại bệnh nguy hiểm nhất; thường xảy ra đối cá song giai đoạn ấu trùng và chuyển biến thái. Triệu chứng thường gặp là cá bơi mất phương hướng, nổi lập lờ trên mặt và thường chết hàng loạt. Các cơ quan bị nhiễm thường gồm não bộ và mắt. Đối với bệnh do virus cá thường có tỷ lệ chết cao và nhanh.
VNN (Viral nervous necrosis hay còn gọi là bệnh hoại tử thần kinh) là bệnh cấp tính hoặc thứ cấp tính. Ở trại sản xuất giống, bệnh thường xuất hiện ở giai đoạn ấu trùng từ 10 ngày tuổi cho đến giai đoạn giống, dưới 20 ngày tuổi bệnh xuất hiện trên ấu trùng không có dấu hiệu rõ ràng. Cá hương sau 20 – 45 ngày tuổi, khi bị nhiễm bệnh có biểu hiện như yếu; chậm chạp và tập trung bơi gần mặt nước.
Cá giống từ 45 ngày đến 4 tháng tuổi khi bị bệnh; bơi không định hướng (bơi quay tròn hoặc xoáy trôn ốc), đầu chúc xuống dưới, mắt lồi và bị xuất huyết khi bệnh nặng. Cá kém ăn hoặc bỏ ăn, thân đen xám, đặc biệt đuôi và các vây chuyển màu đen, mắt đục bụng căng phồng, có thể chết hàng loạt sau 3 – 5 ngày khi có dấu hiệu nhiễm bệnh. Quan sát trên mô cho thấy ở não và mắt cá xuất hiện nhiều không bào màu trắng và xám; đường kính 5 – 10 µm. Có sự xung huyết trong não mà có thể nhìn thấy được.
Bệnh do vi khuẩn gây ra
Cá song chủ yếu bị bệnh lở loét, vây bị rữa, xuất huyết dưới da, có khối u, màu sắc đậm, mắt đục, mắt lồi có xuất huyết, tỷ lệ chết có thể >80%.
Nguyên nhân: Đã phân lập được một số loài Vibrio trong đó có hai loài V. alginolyticus và V. vulnificus và 1 loài Pseudomonas sp. Hai nhóm vi khuẩn Vibrio spp, Pseudomonas sp luôn luôn tồn tại trong nước biển; khi điều kiện môi trường thay đổi xấu làm sức đề kháng giảm; vi khuẩn sẽ xâm nhập vào cá và gây bệnh.
Trị bệnh: Dùng kháng sinh Oxytetracyclin tắm với liều lượng 50 – 100 g/m3 nước trong 1 giờ. Dùng liên tục trong 7 – 10 ngày. Kết hợp cho ăn 100 -150 mg/kg thức ăn. Khi bệnh diễn biến xấu có thể tắm formalin và chuyển cá sang ao khác.
Bệnh do các loại ký sinh trùng gây nên
Bệnh thường gặp ở cá giống, hoặc cá nuôi thương phẩm trong ao đìa. Các dấu hiệu là mang có màu nhạt, cá hay cọ mình vào vật cứng; tạo nhiều niêm dịch trên mang và bề mặt da. Cá yếu trong thời kỳ nhiễm bệnh. Một số loài ký sinh trùng sẽ phá hủy các mô của ký chủ; tạo dịch nhầy bám trên mang gây khó khăn cho hô hấp của cá. Khi bị nặng cá có thể bị chết hàng loạt.
Nguyên nhân: Tác nhân do các loại ký sinh trùng như Protozoa, giun dẹp, giun tròn, giáp xác, đỉa… Một phần do quản lý môi trường nuôi kém, nước không được xử lý hoặc có lượng chất hữu cơ cao, nuôi ít thay nước, chăm sóc kém.
Trị bệnh: Định kỳ tắm cá trong dung dịch Iodine, Formalin, hoặc Oxy già, nước ngọt. Tắm cá bằng nước ngọt trong 10 – 25 phút và lặp lại 2 – 3 lần vào các ngày tiếp theo. Sau đó thêm một trong các loại hoá chất sau nhằm tăng hiệu quả trị bệnh; như tắm formalin với nồng độ 150 – 250ml/m3 nước hoặc oxy già với nồng độ 150ml/m3 nước trong 10 – 15 phút tùy theo điều kiện sức khoẻ cá.
Việc trị bệnh sán lá đơn chủ gặp nhiều khó khăn do các loại hoá chất chỉ có khả năng tiêu diệt sán lá đơn chủ ở giai đoạn đang phát triển mà không có tác dụng ở giai đoạn ấu trùng. Hơn nữa, khi sử dụng hoá chất hoặc tắm cá bằng nước ngọt; sán lá đơn chủ tách khỏi vật chủ và bám vào thành lồng nuôi. Khi có điều kiện thuận lợi, chúng lại tấn công vật chủ.