Chim bồ câu, có tên khoa học là Columba livia domestica, là loài chim có số lượng lớn nhất trong bộ Bồ câu. Người ta vẫn thường gọi chúng bằng nhiều cái tên thân mật như chim cu gáy, chim gầm ghì, chim cưu… Chim bồ câu là loài vật rất phổ biến và gần gũi với con người, thường được dùng làm chim cảnh, chim đưa thư hoặc chế biến món ăn. Một loại bệnh rất phổ biến ở chim bồ câu đó là rụng lông. Khi bồ câu rụng lông bất thường, ngoài nguyên nhân do cá thể trong đàn cắn nhau, bà con cần xem xét ngay nguyên nhân do không đủ chất. Dưới đây là cách trị rụng lông chim bồ câu hiệu quả nhất, tham khảo ngay.
Mục Lục
Nguyên nhân khiến bồ câu bị rụng lông
Nguyên nhân khiến bồ câu rụng lông có thể do:
- Mật độ nuôi quá dày
- Bồ câu bị stress, cắn mổ nhau
- Do tiếng ồn hoặc do chó mèo đột nhập vào chuồng.
Ngoài ra, nếu chuồng nuôi quá nhiều ánh sáng hoặc chất lượng thức ăn kém, thiếu thức ăn, thiếu khoáng vi lượng. Thì bồ câu cũng có thể bị rụng lông. Không chỉ bồ câu trưởng thành bị rụng lông hoặc nhổ lông nhau. Mà chúng còn có thể nhổ lông của con non.
Cần làm gì khi bồ câu bị rụng lông?
Để xử lý tình trạng này, bà con cần tuân thủ các bước sau
– Giảm mật độ trong chuồng nuôi. Tạo không gian yên tĩnh và thoải mái cho đàn bồ câu.
– Ngăn chó mèo và các động vật khác tấn công, phá hoại chuồng.
– Đảm bảo chất lượng thức ăn và khối lượng thức ăn phải đủ cho cả đàn.
– Pha Pharotin-K với liều lượng 10g/2,5 – 3 lít nước. Cho bồ câu uống liên tục trong vòng 1 tuần. Hoặc có thể thay bằng Phar-Calci B12, liều lượng 10 – 20ml/lít nước cho bồ câu uống liên tục 1 tuần.
– Với bồ câu mái trong mùa sinh sản, nên hòa Teramix-pharm vào nước uống hàng ngày. Liều lượng 10g/lít nước. Cho uống định kỳ 5-10 ngày/đợt/tháng.
Bà con tránh nhẫm lẫn bồ câu rụng lông với thay lông
Một số người nuôi chim thấy sự thay lông ở chim bồ câu như là 1 loại bệnh. Nhưng tin tôi đi, điều này là hoàn toàn không đúng sự thật. Như chúng ta đã biết, một số loài động vật có vú khi thay lông là một điều minh chứng là sức khỏe chúng đang tốt như những chiến binh thay lông trong năm vậy. Thay lông bị ảnh hưởng bởi các yếu tố giống nhau. Chẳng hạn như: tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, hooc môn và một phần nhiệt độ.
Thay lông bắt đầu bằng những sợi lông ống, lông nhỏ trên thân chim trước. Chim thay lông bắt đầu từ những sợi lông ở trong bản cánh, từ sợi lông ở trong tới sợi lông ống ở ngoài. Chúng ta biết rằng lông chim có sự phát triển không đồng đều, nếu một trong những sợ lông phát triển không đầy đủ kích thước là chúng ta biết được nó đang có vấn đề về sức khỏe cũng như chim đang có chế độ ăn uống không đầy đủ.
Một con chim thay lông không chỉ rụng lông ở cánh mà còn những sợi lông trên cơ thể trong một khoảng thời gian, nhất là những sợi lông mịn ở trên thân chim, những sợ lông này rơi ra rất nhiều. Tiếp xúc nhiều với ánh mặt trời ảnh hưởng lớn đến sự thay lông ở chim bồ câu.
Lời kết
Bồ câu bị rụng lông không chỉ ảnh hưởng đến bề ngoài của chúng mà lâu dài còn là mối nguy đối với sức khỏe của cả đàn bồ câu. Để trị rụng lông bồ câu, bà con nên chú ý đến môi trường sống và chế độ dinh dưỡng, cần bổ sung đầy đủ khoáng vi lượng để đàn bồ câu luôn khỏe mạnh.