Mặc dù vitamin và khoáng chất chỉ chiếm một phần nhỏ trong cơ thể động vật nhưng tác dụng của chúng lại tỷ lệ nghịch với hàm lượng. Khi cơ thể gia cầm thiếu hụt vitamin và khoáng chất sẽ dẫn đến suy giảm sức đề kháng, ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất chăn nuôi. Người chăn nuôi cần phải chú ý phòng trừ kịp thời để đảm bảo đủ dinh dưỡng cho cả đàn vật nuôi. Hãy cùng gtereads tìm hiểu thêm về tình trạng thiếu hụt vitamin và khoáng chất ở gia cầm để biết cách bổ sung đầy đủ nhé!
Mục Lục
Giải thích lý do gia cầm thiếu khoáng chất
Trong chăn nuôi quảng canh, con giống có năng suất thấp, nuôi chăn thả. Nên ít khi có vấn đề rối loạn thiếu hay thừa chất khoáng. Ngược lại trong chăn nuôi thâm canh công nghiệp, người ta sử dụng con giống có năng suất cao và nuôi giam trong chuồng. Đồng thời, cho ăn thức ăn công nghiệp chế biến sẵn. Sự thiếu, thừa gây rối loạn trao đổi chất khoáng rất dễ xảy ra. Điều này gây ảnh hưởng xấu đến kết quả chăn nuôi.
Có 3 nguyên nhân chính khiến các loài gia cầm bị thiếu các vitamin và khoáng chất cần thiết, gồm:
Người chăn nuôi ít am hiểu về dinh dưỡng cho vật nuôi
Ở mỗi giai đoạn phát triển, gia cầm cần được bổ sung các nguồn dinh dưỡng khác nhau. Khi xuất hiện những biểu hiện bất thường, chủ đàn thường dễ lầm tưởng là bệnh. Do đó, chỉ tập trung vào chữa bệnh. Nhưng thực chất chỉ cần cung cấp thêm các dưỡng chất cần thiết.
Thức ăn không đảm bảo chất lượng và đủ dinh dưỡng
Gia cầm thiếu khoáng chất đôi khi còn xuất phát từ việc không được bổ sung đầy đủ các chất cần thiết thông qua bữa ăn hàng ngày. Cần chọn lựa những loại thức ăn công nghiệp đã được kiểm chứng về chất lượng. Đồng thời, đảm bảo vệ sinh và bảo quản đúng cách để giữ được giá trị dinh dưỡng.
Sai lầm trong pha trộn thức ăn
Pha trộn thức ăn sai cách, không đúng khẩu phần hay pha trộn các chất có tính đối kháng nhau sẽ gây mất tác dụng dinh dưỡng trong thức ăn. Người chăn nuôi cần chú ý điều này nếu không muốn đàn gia cầm của mình bị thiếu hụt chất khoáng.
Biểu hiện của gia cầm bị thiếu hụt chất khoáng
Tùy theo từng loại chất khoáng thiếu hụt mà vật nuôi có những biểu hiện khác nhau như:
– Thiếu hụt hoặc mất cân đối Ca, P ảnh hưởng xấu đến sự phát triển bộ xương.
– Thiếu Mn (mangan) ảnh hưởng xấu đến sự phát triển khớp xương. Con vật yếu chân, đi lại khó khăn.
– Thiếu Zn (kẽm) ảnh hưởng xấu đến sự phát triển lớp tế bào niêm mạc da. Gây bệnh sừng hóa trên da (parakeratosis), giảm hoạt lực tinh trùng, giảm sức đề kháng bệnh.
– Thiếu Se (selenium) ảnh hưởng xấu đến sự phát triển cơ. Thiếu Se gây ra nội tạng tiết dịch, hoại tử thoái hóa cơ, còn gọi là bệnh trắng cơ.
– Thiếu Fe (sắt), Cu (đồng) và Co (cobalt) ảnh hưởng xấu đến sự tạo máu, sự tổng hợp hemoglobin, làm cho vật nuôi thiếu máu. Thiếu myoglobin, thịt nạc thiếu sắc tố đỏ, bạc màu, chất lượng kém.
– Thiếu I (iod) ảnh hưởng xấu đến sự phát triển tuyến giáp và sự tổng hợp kích tố thyroxin. Nếu thiếu iod lâu ngày sẽ đưa đến sinh trưởng chậm, vật nuôi bị trụi lông, bướu cổ. Sức đề kháng bệnh giảm sút, năng suất sinh trưởng, đẻ trứng cũng như tiết sữa giảm sút.
Phòng bệnh thiếu khoáng ở gia cầm như thế nào?
Luôn cung cấp đầy đủ 5 thành phần dinh dưỡng
Do tính chất khó phát hiện của bệnh nên để vật nuôi phát triển bình thường, người chăn nuôi gà, vịt nói riêng hay tất cả loài gia cầm nói chung cần đảm bảo luôn cung cấp đầy đủ 5 thành phần dinh dưỡng, gồm protein, năng lượng, vitamin, khoáng chất và nước trong mọi bữa ăn.
Bổ sung dưỡng chất cần thiết, kháng sinh đầy đủ
Những dấu hiệu nhận biết của bệnh gia cầm thiếu vitamin và khoáng thường dễ nhầm lẫn với các bệnh khác và khó nhận biết sớm. Do đó, để bảo vệ vật nuôi, người chăn nuôi nên chủ động bổ sung những dưỡng chất cần thiết cho vật nuôi thông qua thức ăn hàng ngày, đảm bảo nguồn nước sạch và sử dụng đầy đủ các kháng sinh cần thiết.
Lựa chọn cám chất lượng, kiểm tra nguồn nước, bổ sung thuốc bổ
Lựa chọn các hãng cám có chất lượng tốt, kiểm tra chất lượng nguồn nước, đồng thời bổ sung thường xuyên liên tục các thuốc bổ, các loại khoáng đa vi lượng cung cấp vitamin và khoáng chất một cách cân đối như: Khoáng nước Calci Plus, C40 Electrolyne, ADE-Trứng, vỗ béo gia cầm – gia súc, Calci KC Plus, B – Complex cốm vi sinh, Prolactozym, men cao tỏi… pha nước uống hoặc trộn vào thức ăn mỗi tháng 1 lần. Mỗi lần 5 – 7 ngày. Ðây là những sản phẩm tốt, hiệu quả, đem lại sự phục hồi nhanh chóng cho những gia cầm suy nhược do thiếu chất dinh dưỡng. Có thể bổ sung thêm các chất khoáng tinh khiết đang bán ngoài thị trường vào khẩu phần để cân bằng được sự thiếu hụt do sử dụng nguyên liệu ở các vùng khác nhau.
Vệ sinh chuồng
Bên cạnh việc sử dụng thức ăn hay thuốc bổ sung dinh dưỡng thì việc vệ sinh chuồng cũng đóng vai trò quan trọng không kém. Luôn giữ khu vực chứa thức ăn, nước uống sạch sẽ để đảm bảo chất dinh dưỡng không bị mất hay vi khuẩn xâm nhập vào thức ăn. Ðịnh kỳ sát trùng chuồng trại 2 tuần/lần bằng Iodine 70%.
Khoáng chất chiếm một phần nhỏ trong cơ thể gia cầm nhưng chúng lại có vai trò vô cùng lớn. Khi gia cầm thiếu khoáng dẫn đến suy giảm sức đề kháng, ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất. Hi vọng những thông tin ở trên bổ ích với bà con. Chúc bà con chăn nuôi đạt kết quả tốt nhất!