Việt Nam có nhiều lợi thế về điều kiện sản xuất trứng gia cầm như thời tiết, khí hậu, truyền thống ngành nghề nông nghiệp chăn nuôi của người dân, các doanh nghiệp nhạy bén trong áp dụng công nghệ và quy trình mới…. Ở giai đoạn dịch bệnh Covid-19 vừa qua, không ít mặt hàng đã sụt giảm giá nhưng trứng gia cầm vẫn ổn định về giá, sản lượng tiêu thụ thậm chí còn tăng. Tuy nhiên, từ đây cho đến cuối năm 2021, đầu năm 2022 thì chúng ta cũng không thể quá kỳ vọng, việc đánh giá thị trường chưa thể đảm bảo khi miễn dịch cộng đồng chưa đạt.
Mục Lục
Sản lượng trứng Việt Nam tăng mạnh
Dự báo đến năm 2025, thị trường trứng toàn cầu sẽ đạt hơn 297 tỷ USD. Với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) là 6,7%. Đến năm 2030, thị trường trứng gà toàn cầu tiếp tục mở rộng. Được dự báo sẽ đạt 138 triệu tấn. Tại Việt Nam, trong những năm gần đây, ngành gia cầm đã đạt sự tăng trưởng ở mức khá cao. Sản lượng trứng sản xuất hàng năm không ngừng gia tăng. T hơn 8,8 tỷ quả năm 2015 tăng lên hơn 16 tỷ quả vào năm 2020. Bình quân tăng trưởng về sản lượng trứng của Việt Nam trong giai đoạn 2015 – 2020 đạt 12,67%/năm. Cao hơn 4 lần so với mức tăng trưởng bình quân toàn cầu trong cùng giai đoạn.
Tuy nhiên, tiêu thụ trứng ở Việt Nam hiện nay đạt 149 quả/người/năm (năm 2020). Trong khi đó, tiêu thụ trứng bình quân của thế giới khoảng 210 – 220 quả/người/năm. Một số quốc gia tiêu thụ trứng trên 300 quả/người/năm như Mexico; Trung Quốc, Nhật Bản, Tây Ban Nha, Malaysia, Indonesia…
Với dân số sẽ tăng trên 100 triệu dân, tiềm năng về thị trường tiêu thụ trứng của Việt Nam còn rất lớn. Tuy vậy, thời gian qua, do giá cả không ổn định, khiến áp lực cạnh tranh của các sản phẩm trứng thương phẩm rất khốc liệt. Buộc một số doanh nghiệp, trang trại phải giảm công suất hoặc tạm dừng mở rộng đầu tư.
Đối mặt với nhiều thử thách
Ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 khiến lĩnh vực sản xuất trứng gia cầm đối mặt với khó khăn chung. Điển hình như: giá thức ăn chăn nuôi và nhiều chi phí đầu vào tăng cao; có giai đoạn thị trường gián đoạn trong tiêu thụ, giá trứng giảm sâu khiến người nuôi thua lỗ… Tuy nhiên, nếu tính trên mặt bằng chung, ngành chăn nuôi lấy trứng gia cầm vẫn có nhiều cơ hội phát triển trong khó khăn.
Theo dõi từ đầu giai đoạn dịch Covid-19 bùng phát đến nay. Giá trứng gia cầm có xu hướng tăng dần. Mức tăng lên đỉnh cao nhất là vào tháng 7. Giảm dần vào tháng 8 và tháng 9. Có thời điểm trứng gia cầm rơi vào cảnh tồn hàng, rớt giá. Do nhiều tỉnh, thành thực hiện giãn cách xã hội. Nhưng tình trạng này chỉ diễn ra trong thời gian ngắn. Hiện giá trứng gà công nghiệp bán tại trại dao động từ 18-20 ngàn đồng/chục. Giá gà ta từ 20-22 ngàn đồng/chục. Giá trứng vịt dao động từ 22-26 ngàn đồng/chục. Đây là mức giá người chăn nuôi đã có lợi nhuận.
Chia sẻ từ chủ trang trại nuôi trứng
Theo Sở NN-PTNT, trung bình mỗi tháng Đồng Nai cung cấp ra thị trường khoảng 103 triệu quả trứng. Tương đương 1,2 tỷ quả trứng/năm. Trong đó, nhu cầu tiêu thụ nội tỉnh khoảng 21,4 triệu quả trứng/tháng. Cung cấp khoảng 80 triệu quả trứng/tháng cho các tỉnh, thành trong cả nước.
Bà Đặng Thị Chà, chủ trang trại nuôi gà đẻ trứng tại xã Hố Nai 3 (H.Trảng Bom) chia sẻ, hiện giá trứng gà có tăng hơn. Thị trường tiêu thụ đều hơn so với đợt cao điểm các tỉnh, thành thực hiện giãn cách xã hội. Nhưng người chăn nuôi vẫn gặp khó khăn. Vì giá thức ăn gia cầm và các chi phí đầu vào khác đều tăng cao. Khiến giá thành sản xuất đội lên khá nhiều. Trong khi đó, mặt hàng trứng là thực phẩm của người bình dân, phục vụ bếp ăn công nghiệp cho công nhân, học sinh nên rất khó điều chỉnh giá bán lên mức tăng quá cao so với trước. Nhất là trong giai đoạn đầu ra cho sản phẩm còn khó khăn như hiện nay.
Hội thảo trực tuyến sản xuất, thương mại trứng gia cầm
Tại hội thảo trực tuyến Sản xuất, thương mại trứng gia cầm tại Việt Nam và trên thế giới, triển vọng thị trường diễn ra vào ngày 9-10, ThS Trần Ngọc Yến, Giám đốc khối phân tích ngành hàng của Công ty CP Phân tích và dự báo thị trường Việt Nam (ArgoMonitor, trụ sở tại Hà Nội) đánh giá, với bối cảnh thịt heo, gà dư thừa, giá giảm, xu hướng tiêu dùng thịt sẽ tăng lên.
Điều đó sẽ ảnh hưởng đến tình hình tiêu thụ trứng gia cầm khiến giá các mặt hàng này sẽ giảm xuống. “Với bối cảnh hiện nay, không nên quá kỳ vọng về mức độ tiêu thụ trứng những tháng cuối năm 2021, mà phải sang đầu năm 2022, khi Việt Nam có mức độ tiếp cận vaccine ngừa Covid-19 tốt hơn, nhu cầu tăng lên. Chúng tôi cho rằng, cần phải tính toán lại sản lượng tiêu thụ trứng để có nguồn cung phù hợp với nhu cầu thị trường, đảm bảo mặt bằng giá cả” – bà Yến nhận định.
Tăng lợi thế cạnh tranh cho trứng nội
Nhận xét về cơ hội thị trường của ngành trứng gia cầm trong thời gian tới, ông Nguyễn Thanh Sơn, Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi gia cầm Việt Nam cho biết, trong những năm gần đây, sản lượng trứng sản xuất hằng năm không ngừng gia tăng. Tiềm năng thị trường tiêu thụ trứng trong nước vẫn còn lớn do mức tiêu thụ trứng ở Việt Nam đến nay vẫn còn thấp so với nhiều nước trên thế giới. Theo ông Sơn: “Thời gian qua, do giá cả không ổn định, sức tiêu thụ hiện tại chưa cao khiến áp lực cạnh tranh của các sản phẩm trứng thương phẩm rất khốc liệt, buộc một số doanh nghiệp, trang trại phải giảm công suất hoặc tạm dừng mở rộng đầu tư”.
Tiêu thụ trứng gia cầm năm 2021 thị trường nội địa
Dưới góc nhìn doanh nghiệp, bà Phạm Thị Huân, Tổng giám đốc Công ty CP Ba Huân (TP.HCM) cho rằng, dịch bệnh Covid-19 khiến ngành trứng lao đao, có thời điểm trứng rất hút, có thời điểm bán không ra. Đợt dịch Covid-19 vừa qua càng cho thấy quả trứng làm bằng tay không thể đáp ứng được cả về tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm cũng như về đội ngũ lao động mà phải đầu tư máy móc hiện đại thay thế con người.
Doanh nghiệp đã đầu tư, nhập hệ thống máy mới hiện đại, chuẩn bị đưa vào lắp ráp thay cho dàn máy cũ. “Chúng tôi không cần Chính phủ, Nhà nước “cho tiền”, mà chúng tôi cần cơ chế, nhất là trong hỗ trợ về khoa học công nghệ, hỗ trợ trong công tác tuyên truyền, quảng bá cho quả trứng trong nước có vị trí đúng với vai trò của sản phẩm quan trọng này” – bà Huân nói.
Ông Nguyễn Văn Chiến, Phó tổng giám đốc Công ty CP Chăn nuôi C.P Việt Nam (TP.Biên Hòa) cho hay, hiện C.P đang sản xuất và cung cấp ra thị trường 1,1 triệu quả trứng/ngày. Tương đương 400 triệu quả/năm. Doanh nghiệp gặp không ít khó khăn, thách thức. Do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 gây ứ đọng sản phẩm tại nơi sản xuất. Nhưng lại gây thiếu hụt trong khâu phân phối; chi phí thức ăn chăn nuôi, logistics và các chi phí khác tăng cao ảnh hưởng đến giá thành sản xuất; dịch bệnh trên gia cầm phức tạp…
Khắc phục khó khăn
Trước những khó khăn trên, doanh nghiệp đã có nhiều giải pháp để khắc phục như: thực hiện triệt để các quy trình phòng, chống dịch Covid-19 của Chính phủ nhằm đảm bảo an toàn cho chuỗi sản xuất; áp dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật hiện đại nhất vào trong chăn nuôi; tối ưu hóa quy trình sản xuất thức ăn chăn nuôi nhằm giảm giá thành sản phẩm; hoàn thiện chuỗi logistics và các kênh phân phối nhằm lưu thông hàng hóa và phân phối đến tận tay người tiêu dùng, giảm chi phí và đảm bảo chất lượng sản phẩm.