Trong bối cảnh tình hình dịch bệnh Covid-19 đang dần được kiểm soát tốt hơn, các vấn đề về chuỗi cung ứng, vận chuyển đã được tháo gỡ,… Nhu cầu tiêu thụ nông sản trên thế giới đang tăng trở lại như thời điểm trước dịch. Điều này đã tạo nhiều cơ hội cho Việt Nam xuất khẩu nông sản. Thực tế một số mặt hàng như rau quả, cao su, hồ tiêu, điều, sản phẩm chăn nuôi và đồ mỹ nghệ của Việt Nam đều đang có giá rất tốt. Tuy nhiên, xuất khẩu trái cây lại gặp trục trặc tại khâu thông quan, hàng hoá bị kẹt ở cảng.
Mục Lục
Nhiều ngành trúng giá
Theo Bộ NN-PTNT, trong 9 tháng đầu năm 2021, nhiều sản phẩm/nhóm sản phẩm có giá trị xuất khẩu tăng như: cà phê, cao su, rau quả, hồ tiêu, hạt điều, sản phẩm chăn nuôi, sản phẩm gỗ; mây, tre, cói thảm… Trong đó, cao su, hạt điều, sắn. Sản phẩm từ sắn tăng cả khối lượng lẫn giá trị xuất khẩu.
Với ngành cao su, 9 tháng đầu năm, lượng xuất khẩu đạt 1,3 triệu tấn, trị giá 2,17 tỉ USD, tăng 17,1% về lượng và tăng 52,7% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020. Hiệp hội Cao su Việt Nam cho hay xuất khẩu trong thời gian qua tăng trưởng cao là do thị trường Trung Quốc tăng mạnh nhập khẩu, chiếm đến khoảng 70% tổng sản lượng của Việt Nam.
Ngoài ra, Việt Nam hiện là thị trường cung cấp cao su lớn thứ 11 cho Mỹ với 30.000 tấn, tăng hơn 90% so với cùng kỳ năm ngoái. Một lý do không thể không nhắc đến là giá cao su xuất khẩu năm nay khá cao, tăng 33% so với cùng kỳ, đạt mức 1.641 USD/tấn, đã góp phần nâng cao giá trị cao su xuất khẩu của Việt Nam.
Ngành hồ tiêu đang kỳ vọng quay lại “câu lạc bộ tỉ đô” khi xuất khẩu 9 tháng đầu năm 2021 đạt 719 triệu USD, tăng 47% về giá trị dù sản lượng giảm 3,2% so với cùng kỳ năm 2020 nhờ giá tăng “nóng” (cùng kỳ năm ngoái, giá xuất khẩu hồ tiêu khoảng 2.100 USD/tấn, năm nay từ 3.800-4.000 USD/tấn, tức tăng gần gấp đôi).
Kẹt cảng khiến trái cây xuất khẩu bị ảnh hưởng lớn
Xuất khẩu nông sản của các doanh nghiệp Việt đang chậm lại do kẹt cảng, thông quan chậm. Chia sẻ tại Diễn đàn kết nối tiêu thụ nông sản Đồng Tháp sáng 16/10, ông Nguyễn Đình Tùng, Giám đốc Công ty Vina T&T cho biết, nông sản Việt Nam, đặc biệt là trái cây đang vô cùng khó khăn trong xuất khẩu.
Theo ông Tùng, kẹt cảng ở nhiều nước trên thế giới đang ảnh hưởng nghiêm trọng trong xuất khẩu. Đặc biệt, thời gian vận chuyển kéo dài cũng đang khiến hàng hoá nhập khẩu bị hư hỏng. Ông Tùng dẫn chứng, hàng xuất Mỹ, vận chuyển hơn 3 tuần. Nhưng mất thêm khoảng 3 tuần nữa để nhập kho. Do hải quan các nước chỉ làm việc 50% nhân sự do ảnh hưởng dịch bệnh. Với thị trường Trung Quốc, trước đây thông quan chỉ 4-5 ngày thì nay tăng 7-8 ngày. Việc thông quan chậm và kéo dài như trên ảnh hưởng đến chi phí và chất lượng hàng xuất.
Do đó, ông Tùng đề nghị Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn cần có buổi làm việc với cơ quan Hải quan Trung Quốc. Để tháo gõ khó khăn cho doanh nghiệp. Song song đó, Bộ cần tích cực đàm phán để sầu riêng xuất chính ngạch của Việt Nam vào Trung Quốc.
Xuất khẩu nông sản hiện nay và tương lai gần
Ngoài khó khăn trong thông quan, kẹt cảng, thiếu container rỗng. Ông Tùng cho biết nông sản xuất khẩu của Việt Nam nói chung và Đồng Tháp nói riêng trong năm nay và 3 tháng cuối năm chất lượng thiếu ổn định. Người dân không đảm bảo được khâu chăm sóc. Do đó, sắp tới có thể dẫn tới thiếu hàng xuất khẩu. Chưa kể còn có nguy cơ mất thị trường.
Cùng với ông Tùng, nhiều doanh nghiệp xuất khẩu trái cây khác cũng cho biết, hiện nay dịch bệnh vẫn khiến hoạt động xuất khẩu gặp khó. Hầu hết nhân sự tại các cảng ở Việt Nam và thế giới đều chỉ duy trì hoạt động ở mức 50%. Nên mọi hoạt động xuất nhập khẩu đều rất chậm. Về phía các doanh nghiệp cũng đang gặp hàng loạt vấn đề khó khăn về nhân công; tài xế, kho bãi, chi phí vận chuyển tăng cao. Đặc biệt cước vận chuyển container vẫn tiếp tục tăng khiến doanh nghiệp khó chồng khó. Hiện tại, cước vận chuyển container đến các cảng của Mỹ đã gấp 7 lần so với cùng kỳ năm ngoái.
Cùng với cước vận chuyển tăng, theo các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, vấn đề gặp gần đây là tình trạng các hãng tàu tự hủy booking (đặt chỗ) của khách hàng tăng cao. Hiện, Covid-19 tại khu vực phía Nam cũng khiến các hãng tàu cắt chuyến và giảm chuyến về Việt Nam. Gây nguồn cung thiếu hụt. Do đó, các đơn hàng đi châu Âu, Mỹ khá khó khăn.
Tháo gỡ các khó khăn
Để tháo gỡ khó khăn trong xuất khẩu cho các doanh nghiệp. Bộ Nông nghiệp cho biết sẽ có buổi trao đổi với phía Hải quan Trung Quốc vào tuần tới. Để thúc đẩy nhanh việc thông quan cho nông sản Việt Nam. Riêng với vấn đề kẹt cảng, đây là tình hình chung. Nên doanh nghiệp cần tìm hiểu kỹ thị trường xuất khẩu. Từ đó tìm kiếm hướng đi hợp lý.
Về phía doanh nghiệp, ông Tùng cho biết, thời gian tới, công ty sẽ đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ nông sản tại thị trường nội địa. Công ty sẽ tiếp tục đàm phán để đưa nông sản vào các siêu thị lớn. Ngoài ra, Vina T&T đang dự định kết hợp đưa các đoàn khách quốc tế du lịch. Đưa khách tham quan vườn trồng, đặc sản vùng miền tại Đồng Tháp. Đây là chương trình được công ty lên ý tưởng từ 2 năm trước. Nó đã được quảng bá tại Mỹ, Australia. Mục đích là kích hoạt nhu cầu tìm hiểu văn hóa Việt Nam của khách nước ngoài, sau khi thưởng thức trái cây. Giúp tăng giá trị thặng dư cho ngành nông nghiệp.