Viêm gan vịt là một bệnh truyền nhiễm do vi rút chủng Entrovirus thuộc nhóm Picornaviridae gây ra. Virus có sức đề kháng mạnh và có thể tồn tại trong phân động vật rất lâu. Do đó, rất khó để tiêu diệt virus khỏi đối tượng bị nhiễm. Nó có thể tồn tại trong vài tuần trong chất độn chuồng, rác, xe cộ hoặc quần áo, cũng như chủ vật nuôi hoặc chim và vịt hoang dã. Bệnh lây qua đường tiêu hóa, đường hô hấp và các vết thương ngoài da. Về bệnh viêm gan vịt này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu chi tiết hơn trong bài viết dưới đây.
Mục Lục
Tất tần tật thông tin về bệnh viêm gan vịt
Căn nguyên của bệnh
Virút gây bệnh viêm gan vịt hepatitis virus thuộc giống Picornavirus, họ Picornaviridae, nhân chứa ARN, được phân thành 3 type gồm: Type I, type II, type III. Trong đó type I gây bệnh phổ biến trong tự nhiên, vịt con có miễn dịch với virút type I vẫn mắc bệnh do sự tác động của virút type II hoặc type III. Virút có kích thước nhỏ dưới 50 nm. Virút có thể tồn lại lâu trong điều kiện tự nhiên.
Đường lấy truyền
Mầm bệnh tồn tại, phát tán trong tự nhiên có thể xâm nhập vào vật khoẻ qua miệng, mũi để gây bệnh. Vật hồi phục sau khi mắc bệnh có thể phát tán virút qua phân trong thời gian khoảng 8 tuần.
Triệu chứng viêm gan vịt
– Bệnh xảy ra trên vịt ở hai nhóm tuổi từ 1-2 tuần và 4-6 tuần. Ngoại trừ đàn đã được tiêm phòng vacxin. Tỷ lệ tử vong ở vịt 1-2 tuần tuổi có thể dưới 50%, và không đáng kể ở giai đoạn 4-6 tuần tuổi.
– Vật mắc bệnh nằm nghiêng hai chân đạp liên hồi như chèo thuyền và chết rất nhanh trong tư thế thân ưỡn cong, đầu và hai chân hướng về phía sau.
Bệnh tích
Bệnh tích chủ yếu tập trung ở gan, gan sưng, nhũn, dễ bị nát khi ấn nhẹ. Bề mặt gan loang lổ có nhiều điểm xuất huyết lan rộng không ranh giới (sự xuất huyết không phải ở tất cả các vịt con bị chết do viêm gan). Nếu có điêm hoại tử trắng là do ghép với bệnh phó thương hàn. Cơ tim bị nhợt nhạt (giống như bị luộc chín), màng bao tim và túi khí bị viêm.
Cách điều trị bệnh viêm gan vịt
Tiêm ngay kháng thể viêm gan vịt với liều 1 – 1,5 ml/con.
Phun thuốc sát trùng chuồng trại bằng: Vinadin, Vinadin 600, Chlorine dioxide, Vina Aqua…
Sử dụng một trong các kháng sinh sau:
– Trị khẹc vịt: 20g/100kgP, dùng 3 – 4 ngày sẽ khỏi.
– Colivinavet: 10gr thuốc dùng cho 30 – 40kgP/ngày.
– Antidiarrhoea: 1 gói 10gr cho 50kg thể trọng gia cầm.
– Gentatylodex oral: 1g/5 kgP/ngày tương đương 1g/lít nước hoặc 1g/0,5 kg thức ăn.
– Ampicoli fort: Gói 50/200 kgP/ngày.
– Vina colidox: 0,5-1gr/1 lít nước/ ngày pha trong nước uống, tương đương với 1-2gr/ 10kgP/ngày trộn vào thức ăn.
Bổ trợ, tăng sức đề kháng, tăng cường trao đổi chất bằng một trong các thuốc sau:
– B.complex for oral: Một gói 100g thuốc pha với 300 lít nước hoặc trộn với 100 kg thức ăn hỗn hợp.
– Vinamix 200: 1 g/1 lít nước/ngày dùng liên tục trong 10 ngày hoặc cả quá trình nuôi.
– Stress-bran: 1g thuốc pha trong 2 lít nước, thuốc dùng liên tục trong 4-5 ngày.
Phòng bệnh viêm gan vịt như thế nào?
Thực hiện chăn nuôi trong điều kiện đảm bảo an toàn sinh học, kết hợp với tiêm phòng vacxin sẽ nâng cao khả năng phòng bệnh. Có thể sử dụng vacxin Viêm gan vịt do Công ty CP Thuốc thú y TW Vetvaco sản xuất để tạo miễn dịch chủ động đặc hiệu trên đàn vịt.
Vacxin Viêm gan vịt an toàn có thể tiêm phòng cho vịt, ngan ở mọi lứa tuổi. Nếu vịt con, ngan con nở ra từ trứng được đẻ ra từ vịt mẹ đã được phòng bệnh Viêm Gan vịt thì tiến hành tiêm vacxin vào lúc 7-10 ngày tuổi; nếu vịt mẹ chưa được phòng bệnh thì phòng bệnh cho vịt con, ngan con ngay lúc mới nở.
Khi sử dụng vacxin tiến hành pha vacxin đông khô tan đều trong nước sinh lý vô trùng, nước cất hoặc dung dịch chuyên dụng theo liều ghi trên nhãn đảm bảo một liều/con tương đương 0,1 ml.
Vacxin Viêm gan vịt được đưa vào cơ thể con vật qua đường miệng, mắt hoặc qua đường tiêm. Vịt mới nở thì cho uống hoặc nhỏ mắt 0,1 ml/con; ngoài ra có thể tiêm dưới da hoặc tiêm bắp cho vịt lớn hơn với liều 0,1 ml/con.