Bệnh sưng phù và nổ mắt do vi khuẩn Streptococcus spp gây ra ở cá lóc bông. Khi cá bị nhiễm bệnh này, cá bơi lội không được bình thường, da có chuyển màu sẫm, mắt mờ đục, sưng và có thể bị mù. Cá sẽ bị xuất huyết ở vây, phần bụng, một số chỗ trên thân cũng bị hoại tử, vùng tổn thương có các vòng đen bao xung quanh. Vào mùa nắng nóng, nhiệt độ tăng cao là thời điểm mà vi khuẩn Streptococcus phát triển mạnh hơn và có thể gây chết cá với tỷ lệ rất cao. Làm thiệt hại lớn về kinh tế cho người nuôi cá. Tìm hiểu chi tiết cùng gtereads.com nhé!
Mục Lục
Bệnh ở cá do vi khuẩn Streptococcus spp gây ra
Dấu hiệu Streptococcus spp là những vi khuẩn gram dương có dạng hình cầu và hình trứng, không vận động được, chúng gây bệnh cho cá lóc, lóc bông và nhiều loài cá nước ngọt cũng như cá biển. Đây là loại cầu khuẩn, có đường kính 0,5 – 1 mm, thường dính với nhau thành hình chuỗi. Chúng là một phức hợp các bệnh tương tự nhau gây ra bởi những loài khác nhau làm tổn hại thần kinh trung ương thông qua biểu hiện viêm mắt và viêm màng não. Bệnh gặp ở tất cả các giai đoạn cá nuôi, gọi là bệnh “red boil”.
Khi nhiễm bệnh, cá bơi lội lung tung không bình thường, da chuyển sang màu sẫm, mắt mờ đục, phù nề, có thể bị mù. Cá bị xuất huyết ở các vây, phần bụng, một số chỗ trên thâm bị hoại tử; vùng tổn thương có các vòng đen xung quanh. Thận và lá lách bị sưng to, cá rất dễ bị chết.
Bệnh xuất hiện gây tổn thất lớn, tỷ lệ chết lên tới 60 – 100%. Cá bị bệnh thường bỏ ăn nên khó đưa thuốc điều trị vào cơ thể. Bệnh thường xảy ra khi nguồn giống thả nuôi chưa được kiểm tra chất lượng; giống mang sẵn mầm bệnh nhưng chưa được xử lý diệt trùng. Hoặc nguồn nước kém chất lượng khi bị ô nhiễm hóa chất độc; vi khuẩn, virus, hàm lượng chất hữu cơ cao, khí độc tích tụ…
Cách khắc phục tình trạng cá bị bệnh sưng phù và nổ mắt
Khi dịch bệnh xảy ra nên cắt giảm một phần hoặc toàn bộ lượng thức ăn cho cá. Giảm mật độ nuôi sẽ giảm bớt căng thẳng và mức độ lây lan bệnh đến cá. Lập tức vớt bỏ số cá chết ra khỏi ao, lồng bè nuôi.
Giảm mật độ nuôi: Khi tỷ lệ tử vong tăng thì việc giảm mật độ nuôi sẽ giúp giảm bớt đi sự căng thẳng và sự chuyển tải của mầm bệnh trong đàn cá. Luôn giữ mức oxy hòa tan ở mức tối ưu bằng cách sử dụng quạt nước thường xuyên.
Giảm nhiệt độ của nước: Khi nhiệt độ nước cao dễ tạo căng thẳng cho cá và là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn phát triển. Vì vậy, việc hạ thấp nhiệt độ nước có thể được thực hiện trong hệ thống nuôi nước tuần hoàn nơi mà nhiệt độ nước được kiểm soát. Đối với những ao nuôi có kích thước nhỏ có thể dùng lưới che nắng để giảm bớt nhiệt độ nước. Sử dụng máy quạt nước vào ban đêm cũng là cách làm giảm nhiệt độ nước và tăng lượng ôxy.
– Khử trùng nước bằng VINA AQUA hoặc VINADIN 600 trong 2 ngày liên tục; sau 3 ngày dùng ENZYM BIOSUB để cải tạo môi trường.
– Điều trị ngay bằng kháng sinh VINA ROMET hoặc CATOM liều 5 – 10 gram + Vitamin C ANTISTRESS liều 5 gram trong 1 kg thức ăn (hoặc 100 g thuốc cho 5 tấn cá nuôi), cho ăn liên tục trong 7 – 10 ngày. Điều trị bệnh giai đoạn sớm hiệu quả điều trị sẽ rất cao.