Tôm nuôi thường mắc khá nhiều những loại bệnh do tác động môi trường hay do nguồn dinh dưỡng. Vitamin C là một trong những nhân tố vô cùng cần thiết hỗ trợ tôm sinh trưởng, giúp tăng cường khả năng miễn dịch, rất cần thiết trong giai đoạn chuyển mùa. Nhu cầu vitamin C của tôm cũng thay đổi tùy theo giai đoạn phát triển. Ở giai đoạn ấu trùng thì tôm cần được cung cấp lượng vitamin C nhiều hơn giai đoạn trưởng thành cũng như giai đoạn làm bố mẹ. Tìm hiểu chi tiết cùng gtereads.com ngay nhé!
Mục Lục
Vai trò của vitamin C
Vai trò của vitamin C trong thủy sản thể hiện rõ nhất trong quá trình tổng hợp nên chất collagen và một số vi lượng khác. Vitamin C giúp tôm, cá tăng miễn dịch, giảm stress, chống chọi tốt trước tác động của môi trường; nhất khi thời tiết thay đổi, chuyển mùa từ xuân sang mùa hè, từ thu sang đông.
Vitamin C còn hạn chế tác động có hại của amoniac đến tốc độ tăng trưởng của tôm, cá, làm giảm tác dụng độc của nitrit trong các hệ thống nuôi trồng thủy sản thâm canh. Trường hợp tôm, cá bị bệnh do một số tác nhân gây nên thì cũng nên sử dụng vitamin C để tăng cường sức đề kháng khi có dấu hiệu bệnh lý.
Có 2 loại chính là vitamin C nguyên chất và vitamin C thương mại. Khi sử dụng, người nuôi cần xem kỹ thành phần, hàm lượng C; tùy theo điều kiện chăn nuôi và thị trường cung cấp mà người nuôi lựa chọn phù hợp. Điểm cần lưu ý khi sử dụng vitamin C là không dùng kết hợp kháng sinh, vì vitamin C là axit, nếu dùng chung kháng sinh sẽ bị mất tác dụng.
Tôm bị bệnh thiếu vitamin C
Tôm thiếu vitamin C, sẽ xuất hiện các vùng cơ màu đen dưới lớp vỏ kitin ở mặt lưng của phần bụng, ở các chân bơi, chân bò và các vệt đen trên mang tôm. Các vết đen có thể xuất hiện ở dạ dày, ruột. Tôm bị bệnh thể hiện sự bỏ ăn, kém ăn, khả năng chịu sốc giảm, mẫn cảm hơn với các loại mầm bệnh thứ cấp khác nhau, khả năng tái tạo vết thương giảm nên quá trình hồi phục chậm lại.
Khi giáp xác thiếu Vitamin C thường thể hiện các vùng cơ màu đen dưới lớp vỏ kitin ở mặt lưng của phần bụng, ở các chân bơi, chân bò và các vệt đen trên mang tôm. Các vết đen có thể xuất hiện ở dạ dày, ruột.
Tôm bị bệnh thiếu Vitamin C thường bỏ ăn, hay kém ăn, khả năng chịu sốc giảm sút; mẫn cảm hơn với các loại mầm bệnh thứ cấp khác nhau; khả năng tái tạo vết thương giảm nên quá trình hồi phục chậm lại.
Cần bổ sung một lượng vitamin C thích hợp cho từng đối tượng nuôi; tùy theo loại thức ăn dùng, đặc biệt trong trường hợp dùng thức ăn tổng hợp để nuôi tôm cá. Mặc dù trong thành phần thức ăn tổng hợp đã có một lượng vitamin tổng hợp; nhưng trong quá trình chế biến và bảo quản, vitamin C đã bị thất thoát rất nhiều. Do vậy nếu không bổ sung, có thể vật nuôi sẽ xuất hiện bệnh lý như trên. Đặc biệt cần lưu ý khi nuôi tôm trong môi trường thiếu tảo dễ mắc bệnh thiếu Vitamin C.