Mô hình nuôi cá thát lát kết hợp cá sặc rằn hiện đang là phương thức chăn nuôi thủy sản mới giúp người dân nông thôn tận dụng diện tích ao hồ bỏ hoang trên địa bàn để kết hợp nuôi hai loại cá cùng một lúc. Từ đó có thể tạo ra giá trị kinh tế cao hơn. Đồng thời mở ra hướng chăn nuôi thủy sản mới bền vững hơn. Vì vừa giúp người dân tiết kiệm được khoản chi phí đầu tư, vừa có thể tận dụng ao hồ. Đặc biệt việc nuôi kết hợp này còn để cá sặc rằn ăn thức ăn thừa của cá thát lát. Qua đó giúp lọc sạch môi trường nước và giữ vệ sinh ao nuôi.
Mục Lục
Mô hình nuôi cá 2 trong 1 ở An Giang
Mô hình nuôi cá thát lát trong vèo kết hợp cá sặc rằn trong ao đất tuy mới triển khai ở An Giang. Nhưng đã mang lại hiệu quả cho người nuôi.
Ông Phan Hữu Danh ở xã Ô Long Vĩ, huyện Châu Phú (An Giang) thả 1.500 con cá thát lát và 2.000 con cá sặc rằn với diện tích 200 m2 theo hình thức nuôi kết hợp. Theo đó, cá thát lát sẽ được thả trong vèo lưới. Còn cá sặc rằn sẽ được thả bên ngoài vèo nhằm tận dụng thức ăn dư thừa của cá thát lát. Mục đích vừa giảm chi phí xử lý môi trường. Nhưng cũng tăng thêm thu nhập cho người nuôi từ sản lượng cá sặc rằn thu được.
Ông Danh cho biết: Mô hình nuôi “2 trong 1” này đều dễ nuôi, cá ít bệnh, tỉ lệ hao hụt thấp và cá phát triển trưởng tốt. Sau thời gian nuôi 8 tháng, cá thát lát đạt trọng lượng từ 300 – 500 g/con, tỷ lệ sống đạt 85%. Còn cá sặc rằn đạt từ 80 – 100 g/con, tỷ lệ sống 80%.
Phương thức nuôi cá theo mô hình
Đây là mô hình thuộc Dự án “Hỗ trợ nuôi ghép một số đối tượng thuỷ sản có hiệu quả kinh tế theo hướng liên kết sản xuất giai đoạn 2018 – 2020”. Tham gia mô hình, mỗi hộ sẽ được hỗ trợ 100% chi phí tập huấn, hội thảo. 100% chi phí mua con giống cá thát lát cườm và cá sặc rằn. 30% chi phí mua thức ăn, phần còn lại sẽ do nông dân đối ứng.
Phương thức nuôi trong mô hình là cá thát lát cườm được nuôi trong vèo lưới có kích thước 100m2. Còn cá sặc rằn sẽ được thả nuôi trong ao. Nhằm tận dụng thức ăn dư thừa từ cá thát lát cườm. Dự kiến thời gian nuôi từ 6 – 7 tháng sẽ tiến hành thu hoạch. Trọng lượng trung bình đối với cá thát lát cườm từ 300 – 450 g/con. Còn cá sặc rằn đạt trọng lượng từ 100 – 120 g/con.
Vì sao người nuôi nên tìm hiểu thị trường trước?
Tuy nhiên, cái khó là cá thát lát hiện nay chủ yếu tiêu thụ nội địa chưa được xuất khẩu nhiều. Nhu cầu không lớn nên khi sản lượng nuôi vượt cầu đã bị rớt giá mạnh. Ví dụ như hiện nay chỉ còn 44.000 – 46.000 đồng. Trong khi giá thành đầu tư nuôi cho ra 1 kg cá thát lát đã là 40.000 – 42.000 đồng/kg. Với giá này người nuôi lãi khá thấp.
Bà Nguyễn Thị Khiếm, cán bộ Trạm Khuyến nông huyện Châu Phú cho biết: Thành công của mô hình đã giúp người nuôi cá kết hợp tại địa phương có thêm đối tượng nuôi mới. Tùy vào điều kiện nông hộ, đối tượng này có thể được phát triển ở quy mô thâm canh để mang lại hiệu quả kinh tế. Tuy nhiên, hiện nay do ảnh hưởng dịch bệnh. Đầu ra các mặt hàng nông sản đang gặp khó khăn. Vì vậy người nuôi nên tìm hiểu thị trường trước khi nuôi. Nhằm tránh nuôi ồ ạt làm giá cá thương phẩm thấp.