Hiện nay xu hướng nuôi tôm thâm canh để tăng thêm thu nhập. Đồng thời đa dạng hóa các đối tượng nuôi nhằm phòng ngừa rủi ro là 2 xu hướng chung của người nuôi tôm. Trong đó nhiều mô hình nuôi tôm cá kết hợp như nuôi ghép cá rô phi với tôm đang trở nên phổ biến. Vì mô hình này làm tăng khả năng cạnh tranh giữa hai loài. Nhất là tận dụng được thức ăn thừa và chất thải hữu cơ trong ao. Thực tế thời gian qua, mô hình đã được nhiều bà con áp dụng thành công. Nên hiện ở các vùng nuôi tôm trọng điểm bà con đang nhân rộng mô hình này.
Mục Lục
Tiềm năng của mô hình nuôi tôm cá kết hợp
Theo các hộ nuôi, tôm sú hoặc TTCT là hai đối tượng cùng cá rô phi được áp dụng trong mô hình nuôi tôm cá kết hợp. Hình thức gồm nuôi mật độ thưa, nuôi xen ghép cá rô phi trong ao tôm, ương san, thả nuôi cuốn chiếu (thả giống từng đợt). Việc thả cá rô phi nhằm xử lý nguồn nước, tránh ô nhiễm môi trường. Nhất là hạn chế dịch bệnh lây lan từ bên ngoài vào ao nuôi.
Đối với tôm sú, thời gian nuôi thường kéo dài từ 5 – 6 tháng. Mật độ thả: 20 – 30/m2. Năng suất thu hoạch đạt từ 3,0 – 3,5 tấn/ha. Người nuôi có lợi nhuận từ 200 – 300 triệu đồng/ha. Cá biệt có hộ đạt năng suất 6 tấn/ha. Lợi nhuận trên 500 triệu đồng.
Đối với TTCT, thời gian nuôi ngắn hơn (từ 3 – 3,5 tháng). Mật độ thả dày hơn tôm sú (từ 50 – 100 con/m2). Năng suất thu hoạch đạt từ 6 – 10 tấn/ha. Lợi nhuận người nuôi thu được từ 400 – 600 triệu đồng/ha/vụ. Cá biệt có hộ đạt năng suất trên 10 tấn/ha/vụ. Lợi nhuận từ 500 – 600 triệu đồng/ha.
Một số phương pháp kết hợp cá rô phi với tôm
Theo các chuyên gia đánh giá, nuôi tôm kết hợp cá rô phi xử lý là mô hình bền vững vừa đem lại hiệu quả vừa bảo vệ môi trường nước. Mô hình này được các hộ ở ấp Vĩnh Điền (xã Long Điền Đông, huyện Đông Hải) triển khai nhân rộng.
Nuôi tôm ghép chung với cá rô phi
Kết hợp tôm và cá rô phi trong cùng một ao: Sau 15 ngày thả tôm thì thả cá rô phi. Với 100.000 tôm thả 100 con cá rô phi loại 50 gram / con.
Nếu có quá nhiều cá trong ao, chúng có thể phát triển quá nhanh và cạnh tranh với môi trường sống của tôm. Sau 3 tháng nuôi, tôm và cá có thể được thu hoạch. Nếu nông dân muốn cá lớn hơn. Nên di chuyển cá rô phi sang ao khác và tiếp tục nuôi.
Dùng lồng lưới nuôi cá rô phi và đặt trong ao tôm
Nuôi cá rô phi trong lồng lưới trong ao tôm là phương pháp thích hợp nhất; rất dễ thu hoạch.
Trong một ao nuôi tôm rộng 5000 m2, đặt một lồng lưới có diện tích 300 mét vuông và thả 5000 con cá rô phi trong đó.
Nuôi cá rô phi trong ao riêng, sau đó chuyển nước từ ao cá rô phi sang ao nuôi tôm.
Mô hình kết hợp tôm – cá được khuyến cáo nhân rộng
Theo đánh giá của nhiều nông dân khi áp dụng, cá rô phi có thể sống ở cả môi trường nước ngọt, nước lợ lẫn nước mặn. Thức ăn chủ yếu của chúng là các loại thực vật gồm tảo sợi, tảo đơn bào, rong cỏ, mùn bã hữu cơ và một số động vật nhỏ. Điểm đặc biệt của loại cá này là phần mang tiết ra nhiều chất nhầy để bắt các hạt lơ lửng trong nước, tạo thành cục nhầy dính đầy tảo, động vật phù du, thức ăn hữu cơ… làm thức ăn. Với cơ chế hút thức ăn trong môi trường nước. Rô phi được mệnh danh là “máy lọc nước sinh học”.
Mô hình nuôi tôm kết hợp cá rô phi vừa giúp tiết kiệm chi phí, vừa tạo ra nguồn nước đảm bảo cho tôm nuôi. Từ hiệu quả của mô hình này. Ngành chức năng và các địa phương trong tỉnh đang khuyến cáo nhân rộng trong các hộ nuôi tôm thâm canh, bán thâm canh.