Giữa lúc giá heo hơi xuất chuồng chạy đáy trong hai năm qua, giá thịt heo ngoài thị trường tăng cao vốn đã gây ra nhiều khó khăn cho các nhà chăn nuôi thì thịt đông lạnh lại được nhập về ồ ạt. Tình hình này khiến người chăn nuôi heo phải đối mặt với nguy cơ bị thua lỗ nặng nề thêm, hơn cả những gì đã từng được dự đoán. Vậy việc ngừng nhập khẩu thịt đông lạnh có khả thi không? Rõ ràng những trường hợp cán cân cung cầu thiên lệch trước đây đã được giải quyết cực hiệu quả, cho nên tất cả đều đang mong đợi giá thịt heo nội địa có thể được cải thiện cho cả phía người chăn nuôi lẫn người mua, người tiêu dùng.
Mục Lục
Giá thịt vẫn trên trời so với giá heo hơi
Ngày 13.10, giá heo tại nhiều địa phương tiếp tục giảm 1 – 2 giá, giá chung 3 miền dao động từ 35.000 – 45.000 đồng/kg. Trong đó, miền Bắc ở mức giá thấp nhất từ 35.000 – 38.000 đồng/kg, miền Nam từ 41.000 – 45.000 đồng/kg, miền Trung và Tây nguyên từ 38.000 – 44.000 đồng/kg.
Giá heo hơi giảm mạnh nhưng giá bán trên thị trường vẫn cao chót vót. Khảo sát hôm qua tại chợ dân sinh TP.HCM, thịt ba rọi có giá 160.000 đồng/kg, nạc đùi 130.000 đồng/kg, nạc dăm 150.000 đồng/kg, sườn già 150.000 đồng/kg, sườn non 200.000 đồng/kg, cốt lết 130.000 đồng/kg.
Nhìn lại thời điểm tháng 4 vừa rồi, giá heo hơi trên 3 miền dao động từ 73.000 – 78.000 đồng, gấp đôi giá heo hơi hiện tại nhưng giá thịt heo bán lẻ thịt heo tại các chợ dân sinh dao động chỉ từ 120.000 – 180.000 đồng/kg. Trong đó, nạc đùi và nạc vai giá 165.000 đồng/kg, cốt lết 140.000 đồng/kg, sườn già 140.000 đồng/kg, sườn non 170.000 đồng/kg, ba rọi 160.000 đồng/kg… Nói đơn giản thì giá heo hơi giảm một nửa so với cách đây 6 tháng nhưng giá thịt heo trên thị trường vẫn cao hơn. Thậm chí có mặt hàng như sườn non còn cao hơn 30.000 đồng/kg.
Giá thịt đông lạnh “bóp nghẹt” thịt nội
Ông Đinh Hồng Linh (15 Trịnh Hoài Đức, Vinh, Nghệ An) cũng cho biết: Thành phố đã hết giãn cách vì Covid-19. Ngày mai gia đình ông sẽ mở lại quán cơm bình dân. Ông vừa điện thoại lấy 2 thùng thịt đông lạnh với giá rất rẻ. Thịt lợn 75.000 đồng/kg ba chỉ. Thịt gà giá 30.000 -38.000 đồng/kg tùy loại.
“Nhờ có thịt đông lạnh, quán cơm bình dân của gia đình tôi mới tồn tại được qua đợt thịt lợn “đắt như sâm” năm ngoái. Bởi khách hàng của quán chủ yếu là thợ thuyền, dân lao động. Mỗi suất cơm chỉ khống chế từ 20.000-25.000 đồng. Với giá khống chế như vậy, chỉ có thịt đông lạnh mới có lãi chút xíu”. Ông Đinh Hồng Linh chia sẻ.
Bà Trần Thị Hồng, kinh doanh thực phẩm tại ngõ 122 Mai Dịch (Cầu Giấy, Hà Nội) cũng cho biết: Giá thịt đông lạnh bán sỉ nguyên hộp (25-30kg) chỉ từ 65.000-75.000 đồng/kg. Thịt lợn “ta” không thể nào cạnh trạnh nổi. Vì vậy, hầu hết quán cơm bình dân, bếp ăn công nghiệp, bếp ăn trường học đều mua loại thịt này. Khiến tiểu thương tại chợ rất ế ẩm.
“Giá thịt bán tại chợ hiện giảm còn 80.000-120.000 đồng/kg. Nhưng vẫn rất khó bán. Sức mua giảm chỉ còn 40% so với trước. Cánh, đùi gà đông lạnh thì gần như lấy hết khách hàng bán quà vặt trên mạng. Vì giá rẻ chỉ bằng 2/3 giá gà trong nước” – bà Hồng nói.
Thịt đông lạnh “xả hàng” do nhập quá nhiều
Theo các tiểu thương, giá thịt lợn tại các chợ dân sinh đã bắt đầu giảm mạnh trong 2 tuần nay. Một phần do giá lợn hơi giảm. Nhưng một phần các tiểu thương đang phải “chạy đua” với các cơ sở bán thịt đông lạnh đang được “xả kho” để “chạy giá”. Bởi số lượng lớn đã được ồ ạt nhập về trong 2 năm nay. Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NNPTNT), trong 9 tháng năm 2021, Việt Nam đã nhập khẩu 125.600 tấn thịt lợn. Chủ yếu từ các thị trường: Nga (33,80%), Đức (24,9%), Ba Lan (12,68%)…
Tổng đàn lợn đến hết tháng 9.2021 đã có khoảng 28 triệu con. Nguồn cung lợn trong nước dư thừa. Vì sao Bộ NNPTNT lại cho phép nhập khẩu thịt lợn đông lạnh ồ ạt về Việt Nam, “làm khó” người chăn nuôi trong nước? Trước câu hỏi này, đại diện Cục Thú y (Bộ NNPTNT), cho biết: Từ trước đến nay, các sản phẩm chăn nuôi đều không có hạn ngạch. Mà do các doanh nghiệp khảo sát thị trường và tự đàm phán. Nhập khẩu về theo quy định về quy định về an toàn thực phẩm. “Nhập khẩu thịt đông lạnh không có hạn ngạch. Doanh nghiệp nhập khẩu theo nhu cầu kinh doanh, thương mại của đơn vị mình”. Ông Nguyễn Văn Long – Phó Cục trưởng Cục Thú y thông tin.
Có nên ngưng nhập khẩu để cứu giá thịt heo trong nước?
Tuy nhiên, Bộ NNPTNT không nên “thả nổi” việc nhập khẩu thịt đông lạnh. Để doanh nghiệp tự ý muốn nhập về bao nhiêu thì nhập. Bởi, năm 2019, khi giá lợn hơi cao chót vót 80.000-90.000 đồng/kg, Bộ NNPTNT đã họp với 16 doanh nghiệp vận động các doanh nghiệp này hạ giá lợn hơi để hỗ trợ người tiêu dùng.
Với mức giá heo hơi hiện tại, không chỉ hàng ngàn hộ chăn nuôi trên cả nước, các trang trại chăn nuôi có quy mô lớn cũng “méo mặt” vì lỗ. Theo tính toán, trung bình con heo 1 tạ xuất chuồng, các hộ chăn nuôi lỗ từ 1,5 – 2 triệu đồng. Còn các trang trại, công ty chăn nuôi… Cũng lỗ hơn 1 triệu đồng. Thế nhưng một số dự báo đưa ra từ các hiệp hội chăn nuôi cũng cho thấy giá heo hơi có thể giảm sâu nữa. Xuống mức 25.000 đồng/kg nếu tình trạng thừa cung kéo dài. Sản lượng heo đến kỳ xuất chuồng tăng liên tục.
“Giá lợn hơi đang giảm “sập sàn” như đã nêu trên. Tại sao không thấy Bộ NNPTNT có động thái tương tự để hỗ trợ người chăn nuôi. Không những thế, Bộ NNPTNT vẫn để thịt lợn đông lạnh ồ ạt được nhập về. Khiến nguồn cung trong nước càng thêm dư thừa. Nhưng trước khi có thể áp dụng biện pháp cứu giá, câu hỏi cần được trả lời là “ai đã ăn dày trên giá heo lúc này?”.
Các nhà chăn nuôi lên tiếng
“Trong khi giá lợn hơi trong nước đang “rẻ như bèo”. Việc nhập khẩu ồ ạt hàng trăm nghìn tấn thịt đông lạnh thực sự là động thái “chở củi về rừng”. Gây rất nhiều hệ lụy cho ngành chăn nuôi trong nước. Đẩy người chăn nuôi đến bờ vực phá sản”. Ông Nguyễn Huấn-Trại chăn nuôi Bình An (Bình Thuận) bức xúc chia sẻ.
“Thịt lợn đang dư thừa bán rẻ như cho. Các doanh nghiệp còn nhập khẩu thêm thịt đông lạnh về bán với giá bèo. Bộ NNPTNT đứng ngoài cuộc là ác với người chăn nuôi”. Ông Đường Minh Thành (xã Văn Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An) bức xúc nêu ý kiến.
“Lợn đã vượt 120kg/con mà bóng dáng thương lái vẫn không thấy đâu. Nay giá lợn giảm sâu. Mỗi con lợn lỗ gần 2 triệu đồng. Muốn đẩy đi để cắt lỗ cũng không được”. Ông Thành buồn rầu chia sẻ.
Ở góc nhìn của người tiêu dùng, bà Nguyễn Hồng Huyên (167 Tây Sơn, Hà Nội) cũng cho rằng, người tiêu dùng ít mua thịt đông lạnh để chế biến cho bữa ăn gia đình. Nên nói nhập khẩu thịt đông lạnh để người tiêu dùng có thêm lựa chọn là chưa chính xác.
“Tôi đề nghị Cục Chăn nuôi, Bộ NN-PTNT xem xét và cần hành động để giúp người chăn nuôi. Như tạm ngưng nhập khẩu heo sống. Ngưng nhập thịt heo đông lạnh. Tăng kho lạnh để mua dự trữ cho nhà nông và cùng với Bộ Công thương điều tiết lại giá cả. Bộ NN-PTNT cần có cách làm thế nào để người nông dân và chính doanh nghiệp chăn nuôi thấy có sự công bằng ở đây”.